Hỗ trợ trực tuyến
Facebook Like Box

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất

Ngành Cơ khí chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được 32,6% thị trường song chất lượng các máy còn thiếu ổn định và hầu hết là máy có công suất nhỏ.
 

 

         Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị “Đẩy mạnh cơ giới hóa tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 12/6, tại Hà Nội.
 
 Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù nhiều khâu có tỷ lệ cơ giới hóa cao, song trình độ trang bị còn rất lạc hậu, thể hiện hầu hết các máy làm đất công suất nhỏ, chi phí thích hợp với quy mô hộ và đất manh mún, cơ giới hóa mới tập trung chủ yếu cấy lúa.
 
         Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu Á, hiện công suất mới đạt bình quân 1,6 HP/ha canh tác, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan 4 HP/ha, Trung Quốc 8 HP/ha, Hàn Quốc 10 HP/ha.
 
         Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và cơ khí nông nghiệp được các đại biểu chỉ ra là còn nhiều bất cập, chậm chuyển giao vào sản xuất. Năng lực nghiên cứu ứng dụng các máy phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu kém, bất cập. Nhiều đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước và cấp Bộ thuộc lĩnh vực cơ điện nông nghiệp được triển khai, song không ít đề tài chưa gắn với nhu cầu của thực tế, thiếu tính sáng tạo, chưa phù hợp nên không được sản xuất chấp nhận.
 
         Cục Chế biến Nông lâm thủy sản cũng cho biết cơ chế nghiên cứu và chuyển giao kết quả các đề tài khoa học công nghệ còn nhiều bất cập, quá trình từ nghiệm thu đề tài chuyển sang dự án sản xuất thử nghiệm thường kéo dài nên không đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất, điển hình như các mẫu máy gặt đập liên hợp lúa, máy thu hoạch muối và không ít đề tài khác. Trên thực tế, rất ít sản phẩm hàng hóa, có thương hiệu xuất xứ từ kết quả nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp.
 
         Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở chế tạo, song phần lớn là quy mô nhỏ, sản xuất chất lượng thấp, quy trình sản xuất khép kín, thiếu chuyên môn hóa, thiếu hợp tác liên kết trong tổ chức sản xuất.
 
         Kinh nghiệm của các nước có nền nông nghiệp hiện đại cho thấy việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp vừa mang tính tuần tự, trước tiên thay thế lao động thủ công, vừa có tính chất “đón đầu” ứng dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào các khâu của chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp.
 
         “Mức độ cơ giới hóa nông nghiệp là một trong những thước đo thể hiện năng lực hiện đại hóa sản xuất, hình thành sức cạnh tranh trong nền nông nghiệp hàng hóa,” ông Đoàn Xuân Hòa nhấn mạnh.
 
         Về tác động của chính sách hỗ trợ thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp, ông Đoàn Xuân Hòa cho rằng, tuy hệ thống chính sách để phát triển ngành cơ khí đã tương đối đẩy đủ nhưng thực tế chỉ có một số cơ chế, chính sách được triển khai. Còn nhiều vướng mắc về cơ chế nên người dân và doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ.
 
         Đồng tình với quan điểm trên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trần Đức Viên cho rằng cần phải thực hiện tốt các chính sách đó bằng các cơ chế cụ thể. Đặc biệt cho ba vị trí quan trọng là doanh nghiệp, nông dân, nhà nghiên cứu khi đầu tư vào khoa học công nghệ, đầu tư cho cơ giới hóa.
 
         “Nếu không đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong nước thì các doanh nghiệp sẽ chỉ đi nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc về lắp ráp,” ông Trần Đức Viên nhấn mạnh.
 
         Mặc dù các ngành chức năng tích cực triển khai chính sách cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp nhưng có thể thấy số lượt khách hàng và doanh số cho vay còn thấp.
         
        Ngoài ra cũng tập chung phát triển thêm phần vật tư ngành nước như: hộp bảo vệ đồng hồ nước để phục vụ đời sống của bà con trong nước. Có thể dùng nhiều chất liệu để làm ra hộp đồng hồ như: hộp đồng hồ nước inox, nhựa cứng, thép gia công....
 
         Nguyên nhân được bà Phạm Thị Thanh Tùng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ ra là do việc quy định danh sách chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp hiện nay còn hạn chế.
 
         Bên cạnh đó, lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước còn cao, hiện nay là 9,6%/ năm, trong khi mặt bằng lãi suất cho vay thương mại bình quân của các ngân hàng ở mức từ 9-10%/năm. Do không có sự chênh lệch nhiều nên chưa thu hút các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là các doanh nghiệp) đầu tư các dự án dây chuyền máy móc, thiết bị, các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp.
 
         Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cũng thừa nhận vẫn còn tồn tại một số bất cập trong triển khai Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.
 
         Bộ đang chỉ đạo các đơn vị để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hơn trước hết nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng các cơ giới hóa, trang thiết bị vào nông nghiệp./.

Bài viết liên quan